Chất Liệu Tạo Nên Vỏ Và Tấm Pin Đèn Năng Lượng Mặt Trời

Nếu như so sánh cùng công suất của đèn LED NLMT và đèn điện thông thường. Đèn năng lượng mặt trời có cấu tạo phức tạp hơn. Hơn nữa, chúng còn được nhà sản xuất sử dụng những nguyên vật liệu an toàn, không gây hại đến sức khỏe và môi trường. Mỗi mẫu đèn khác nhau lại có những cấu trúc khác nhau về hình dạng, kích thước và cả độ dày mỏng của vỏ đèn.

Tưởng đơn giản nhưng vỏ đèn cũng là bộ phận vô cùng quan trọng. Vỏ đèn là thành phần quyết định đến tuổi thọ và chất lượng của đèn. Bộ vỏ đèn phải đảm bảo được những yêu cầu và tiêu chuẩn về các chỉ số như: chỉ số chống nước, chống bụi, chống cháy, khả năng tản nhiệt,…

Nhà sản xuất thường sử dụng những nguyên liệu như: mica, nhôm, nhựa acrylic, polycarbonate, kính cường lực,… để làm vỏ đèn năng lượng mặt trời.

cau tao den nang luong mat troi san vuon

Vỏ đèn năng lượng mặt trời

Ưu và nhược điểm của những chất liệu tạo nên vỏ của đèn LED

Nhựa Acrylic

Nhựa acrylic hay gọi là Acrylic bóng gương là nhóm nguyên liệu nhựa dẻo tạo nên từ hợp chất axit acrylic; hoặc axit metacrylic cùng một số dẫn xuất acrylic. Ngoài dùng nhựa acrylic tạo nên vỏ đèn người ta còn dùng nó như một thấu kính; giúp ánh sáng chiếu được xa hơn.

Ưu điểm:

  • Những sản phẩm đèn năng lượng mặt trời được làm từ nhựa acrylic. Sẽ cho ánh sáng đều và đẹp xuyên suốt cả thanh đèn và không bị chói sáng.
  • Acrylic là loại nhựa dẻo và có khả năng chịu lực lớn. Độ trong suốt của nó như một tấm kính.
  • Nhựa acrylic có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với kính cùng thể tích. Hơn nữa chúng có khả năng chống tia cực tím rất tốt.

Nhược điểm:

  • Đèn năng lượng mặt trời sử dụng loại nhựa này cấu thành nên sản phẩm thường có giá thành cao hơn.
  • Máy móc gia công yêu cầu phải có kỹ thuật và công nghệ cao
  • Tuy acrylic là vật liệu chống trầy, nhưng nếu bị một vật quá sắc bén cứa vào thì rất khó xử lý. Dễ gây mất tính thẩm mỹ.

Mica

Mica, nhựa mica hay mica tấm,… tất cả đều được gọi là Acrylic. Là một dạng vật liệu trong, nhiều màu và có độ dẻo cao, co thể thay thế được thủy tinh. Rất dễ sử dụng, đặc biệt là uốn và cắt. Mica thường có độ dày khoảng từ 1mm đến 50mm. Kích thước phổ biến là từ 1m2 đến 2m4. Xuất xứ của chúng hầu hết từ Đài Loan.

Mica được sử dụng phổ biến và được ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và vỏ đèn năng lượng mặt trời cũng không ngoại lệ. Theo nghiên cứu, vật liệu cấu tạo thành mica chỉ bằng ½ thủy tinh và cho khoảng 98% (đối với tấm Mica có độ dày khoảng 3mm) ánh sáng xuyên qua.

Ưu điểm:

  • Bản chất của mica là tấm nhựa dẻo và nhẹ. Vì vậy ánh sáng qua mica tự nhiên và trong trong.
  • Màu sắc phong phú, đa dạng, phù hợp với những dạng đèn năng lượng mặt trời trang trí sân vườn. Phù hợp với dạng không gian tiệc, dễ dàng tạo hiệu ứng chiếu sáng nghệ thuật.
  • Chịu nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn cao nên Mica chính là chất liệu “chân ái” để làm vỏ đèn năng lượng mặt trời ngoài trời.

Nhược điểm:

  • Mica không phải là vật liệu dễ vỡ, nhưng chúng có thể sẽ dễ nứt nếu có va chạm với lực mạnh lên bề mặt chúng.
  • Tuổi thọ của Mica được tính thực tế trong khoảng 5 năm. Vì vậy để tăng cao tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời, nhà sản xuất cần cải tiến công nghệ hiện đại hơn.

Nhôm

su khac biet giua tam pin mat troi mono va poly

Nhôm là vật liệu được ứng dụng rộng rãi bởi chúng mang lại rất nhiều ưu điểm như: dẻo, dễ uốn-đúc định hình, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ngoài ra, nhôm còn là vật liệu chịu được lực cao, ít bị oxi hóa. Đây là vật liệu bền bỉ, ít bị hao mòn qua thời gian. Nhôm không chỉ được ứng dụng làm cửa cuốn, vách đựng, khung hộp kết cấu,… mà ngày nay, nhôm cũng chính là chất liệu được ưu tiên để dùng làm vỏ đèn năng lượng mặt trời nữa.

Ngoài ra, nhôm còn có tính năng hấp thụ nhiệt tốt, điều này rất hiệu quả cho việc tỏa nhiệt của đèn khi hoạt động. Vì thế, vỏ đèn năng lượng mặt trời được nhiều nhà sản xuất thiết kế dày, bởi vỏ càng dày thì độ bền và tuổi thọ của sản phẩm càng cao.

Ưu điểm:

  • Nhôm có khối lượng chỉ bằng ⅓ của thép, điều này giúp đèn nhẹ và dễ dàng cầm, nắm.
  • Vì những tính chất sẵn có của nhôm, vỏ đèn được làm từ nhôm cũng sẽ có độ bền bỉ cao. Thêm vào đó là khả năng chống lại những tác nhân gây hại đèn từ môi trường bên ngoài như: không khí, nước, bụi,…
  • Khả năng tạo màu tốt thông qua quá trình sơn phủ, mạ,…
  • Sau một thời gian dài không sử dụng, vỏ đèn làm bằng nhôm có thể được tái chế lại mà không cần xử lý qua nhiều giai đoạn.

Nhược điểm:

  • Giá thành của sản phẩm đèn năng lượng mặt trời có vỏ được làm từ nhôm sẽ cao hơn những sản phẩm cùng loại khác.
  • Nhôm có độ đàn hồi lớn nên nhà sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn trong quy trình sản xuất.
  • Dù nhôm không dễ bị ăn mòn bởi các nhân tố khác. Nhưng nhôm lại là vật liệu gây bào mòn các dụng cụ cắt.

Polycarbonate

Polycarbonate là một loại nhựa tổng hợp. Trong đó cấu trúc polymer liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các nhóm cacbonat. Và chính sự liên kết bền vững này polycarbonate trở thành một loại vật liệu vững chắc và kiên cố.

Tùy vào mục đích sử dụng mà polycarbonate sẽ được kết hợp cùng các chất liệu khác trong việc chế tạo, đúc hoặc uốn nóng. Polycarbonate được các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất đánh giá là vật liệu bền không kém dòng sản phẩm kính cường lực cao cấp.

Vì những đặc điểm vượt trội kể trên mà polycarbonate cũng đã trở thành vật liệu để làm vỏ đèn năng lượng mặt trời.

Ưu điểm:

  • Polycarbonate là vật liệu dẻo, có tính dẫn truyền ánh sáng và tính bền bỉ cao. So với kính, polycarbonate có độ bền cao gấp 200 lần. Rất khó để có thể tìm được vật liệu nào có độ bền cao như polycarbonate.
  • Chống tia cực tím: trong quá trình sản xuất, polycarbonate được phủ lên bề mặt một lớp chống tia cực tím giúp đèn năng lượng mặt trời chống được sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời. Điều này không những tăng tuổi thọ của đèn mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  • Khả năng chịu nhiệt và chống hấp thụ nhiệt cao: polycarbonate có thể chịu được nhiệt độ dưới 150 độ C. Vì vậy, vỏ đèn năng lượng mặt trời hoàn toàn có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
  • Polycarbonate chỉ nhẹ khoảng bằng 1/10 so với các loại kính và các chất liệu ứng dụng tương đương. Giúp cho quá trình di chuyển hay lắp đặt cũng trở nên dễ dàng hơn.

Tấm kính năng lượng mặt trời

su khac biet giua tam pin mat troi mono va poly

Những tính chất nào được mong đợi từ tấm kính của pin đèn năng lượng mặt trời?

Tấm kính đèn năng lượng mặt trời nói chung sẽ có tầm quan trọng to lớn. Bởi vì chúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với hiệu suất của tấm pin đèn năng lượng mặt trời. Tấm kính sẽ đảm nhiệm làm tấm pin nên phải đảm bảo được mức truyền bức xạ mặt trời cao.

Tấm kính phủ Antireflex (AR)

Nhà sản xuất có thể phủ lên tấm kính một lớp chống phản xạ (AR). Nhà sản xuất đã phủ lên tấm kính bằng cách mạ một lớp phim chống phản xạ trước khi kính được tôi nhiệt.

Lớp phủ antireflex (AR) có công dụng làm giảm ánh sáng phản xạ và tăng khoảng 2.5% lượng ánh sáng được hấp thụ từ những tế bào quang điện.

Ngoài ra, tấm phủ antireflex (AR) còn giúp tấm pin năng lượng mặt trời đạt được hiệu quả cao và ổn định hơn.

Tấm kính phải đảm bảo độ bền và an  toàn

Độ bền và an toàn của tấm kính là những tiêu chí tiên khởi mà người tiêu dùng mong đợi đối với sản phẩm đèn năng lượng mặt trời. Tấm kính của pin đèn NLMT phải được làm từ loại kính tốt hay còn được gọi là kính an toàn hoặc kính cường lực. Chúng được tạo ra bằng phương pháp tiện nhiệt hoặc hóa học.

Dưới đây là một vài đặc điểm phù hợp để có thể áp dụng sản xuất tấm kính của pin NLMT:

  • Thứ nhất: tấm kính phải có cường lực độ bền gấp 4 lần so với các tấm kính tiêu chuẩn khác.
  • Thứ hai: tấm kính phải được coi là an toàn. Vì khi có sự cố, kính vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ làm giảm khả năng tổn thương đến người dùng. Tránh bị thương nghiêm trọng.

Độ bền

Tấm kính được xem như “mặt tiền” của tấm pin đèn năng lượng mặt trời. Vì vậy tấm kính cần phải được bảo vệ khỏi các nhân tố bên ngoài như: tác động của con người hay yếu tố tự nhiên. Và đương nhiên người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm vì độ bền của chúng thay vì những yếu tố khác.

Trọng lượng của tấm kính

Tấm kính rất nặng. Ví dụ như: một tấm pin NLMT 465W sẽ có tiêu chuẩn với một mảnh kính dày 3.5mm và có trọng lượng 25kg. Nhiều nhà sản xuất sẽ chấp nhật trọng lượng này bởi đây là tiêu chuẩn công nghiệp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã và đang tìm một trọng lượng cho tấm kính nhẹ hơn.

uu-nhuoc-diem-den-nang-luong-mat-troi

Sự nguy hiểm của tấm kính làm pin đèn năng lượng mặt trời giá rẻ

Theo các chuyên gia, nếu pin năng lượng mặt trời có các chứng chỉ của IEC tương ứng với (IEC 61730, IEC 61215) và UL1307. Điều này có ý nghĩa là tấm kính của tấm pin đã được trải qua các thử nghiệm về độ chất lượng và an toàn.

Việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời giá rẻ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Những tấm pin được lắp ráp từ các tế bào quang điện sẽ bị lão hóa nhanh, làm giảm hiệu suất dòng điện. Bởi vì các tế bào quang điện được ghép nối tiếp, vì thế, nếu hỏng một tế bào sẽ gây hỏng cả tấm pin.

Khi lựa chọn đèn năng lượng mặt trời, quý khách hàng không chỉ lưu ý về tấm kính của pin mà còn chú ý về các nhân tố khác như: độ chống nước, chống bụi, nguồn gốc sản xuất ra sao,…

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “”, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.

VIHATO là nhà phân phối thiết bị điện, chuyên cung cấp các loại thiết bị điện hiện đại, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh.

Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm bạn có thể vào trang: Vihato.com. Website chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị điện công nghiệp tại Long Khánh, Đồng Nai. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0908 388 0870328 109 139 hoặc Email: vihatogroup@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *