Tìm hiểu chi tiết về contactor
Công tắc tơ là gì?
Thiết bị này có tên tiếng anh contactor, đóng vai trò trung gian đấu nối tiếp qua động cơ dùng để đóng – ngắt mạch điện. Hay nói cách khác, Contactor là dạng công tắc điện thông thường nhưng được kích hoạt bằng điện.
Trên thực tế trên, công tắc nơ không phải là khởi động từ như nhiều người vẫn nghĩ. Công tắc tơ là một loại relay đặc biệt có thể mang dòng điện cao hơn relay. Còn khởi động từ là công tắc tơ có gắn thêm relay nhiệt để bảo vệ quá tải.
Ký hiệu của công tắc tơ
Có rất nhiều hãng sản xuất contactor nên ký hiệu của mỗi hãng cũng có một vài khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản trên thiết kế của một công tắc tơ sẽ có những ký hiệu điển hình sau:
- R/S/T là dòng điện đầu vào của công tắc tơ
- L1/L2/L3 là của 3 pha nóng
- 1/3/5 lần lượt của 3 cặp tiếp điểm
- U/V/W là đầu ra của động cơ (dòng điện đầu ra)
- 2/4/6 là 3 cặp tiếp điểm > kết hợp 1-2 là một cặp tiếp điểm, 3-4 là một cặp tiếp điểm và tương tự cho 5-6
- T1/T2/T3 là lần lượt của mạch động lực 3 pha lửa
- 43NO / 31NC; 32 NC / 44 NO là chỉ các tiếp điểm phụ của con công tắc tơ. Trong đó; các cặp tiếp điểm 31 và 32 là các cặp tiếp điểm thường đóng; còn tiếp điểm 43 và 44 là cặp tiếp điểm thường mở.
Cấu tạo công tắc tơ
Cấu tạo contactor gồm 3 bộ phận chính, trong đó sẽ có thêm nhiều chi tiết nhỏ khác nhau:
- Các tiếp điểm mang dòng điện của công tắc tơ
- Nam châm điện (cuộn dây) tạo lực để đóng các tiếp điểm
- Vỏ bọc chứa các tiếp điểm và nam châm điện. Vỏ khung được làm bằng vật liệu cách điện để bảo vệ và ngăn điện các tiếp điểm.
Công dụng của công tắc tơ
Ứng dụng của contactor khá phổ biến trong các ngành công nghiệp, tự động hóa hay hệ thống điện năng. Điều đó cho thấy thiết bị này đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất. Vậy contactor có tác dụng gì?
Ứng dụng của contactor khá phổ biến trong các ngành công nghiệp, điện dân dụng
- Chức năng contactor là điều khiển các động cơ hay thiết bị điện trong công nghiệp để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
- Trong ngành tự động hóa, công dụng công tắc tơ được sử dụng nhiều để xử lý các công việc có tính chất phức tạp, đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến.
- Trong hệ thống điện, công tắc tơ được dùng để đóng ngắt nguồn cấp cho các thiết bị.
- Công tắc tơ được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ điều khiển động cơ
- Công tắc tơ khởi động sao – tam giác nhằm mục đích để giảm dòng khởi động.
- Công tắc tơ được dùng trong hệ thống bù tự nhằm đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.
- Công tắc tơ điều khiển đèn chiếu sáng bật/ tắt đèn theo giờ quy định.
Cách kiểm tra contactor bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra công tắc tơ sống hay chết trên đồng hồ đo vạn năng là việc cần thiết phải làm. Vì vậy, bạn cần nắm rõ quy trình và đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả, an toàn cao. Dưới đây là các bước trình bày cách kiểm tra contactor bạn cần lưu ý:
Cách đo kiểm tra contactor cũng khá đơn giản, dễ thực hiện
- Bước 1: Ngắt nguồn điện của hệ thống/thiết bị đấu nối với công tắc và lấy công tắc tơ ra
- Bước 2: Kết nối dây dẫn màu đen của với chân COM trên đồng hồ vạn năng và kết nối dây dẫn màu đỏ với ổ cắm Ohms.
- Bước 3: Điều chỉnh thang đo điện trở trên đồng hồ vạn năng về x10
- Bước 4: Chỉ số trên cuộn hút thường ghi 220V- 50Hz. Bạn đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu của cuộn hút để kiểm tra cuộn hút. Sau đó, bạn quan sát kết quả trên màn hình hiển thị để biết được giá trị điện trở của cuộn dây.
- Bước 5: Tiếp tục kiểm tra 3 cặp tiếp điểm thường mở ở mạch động lực. Có 2 trạng thái để có thể kết luận được công tắc tơ vẫn còn hoạt động tốt.
- Trạng thái 1: Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm này, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms.
- Trạng thái 2: Khi nhấn vào công tắc trên contactor. Lúc này, khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm sẽ thấy đồng hồ chỉ 0 Ohms
- Bước 6: Cặp tiếp điểm đóng trên công tắc tơ có ký hiệu NC. Khi kiểm tra xem 2 đầu của cặp cũng sẽ có 2 trạng thái xuất hiện để kết luận contactor vẫn còn vận hành tốt.
- Trạng thái 1: Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms.
- Trạng thái 2: Khi tác động vào công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng
- Bước 7: Kiểm tra cặp tiếp điểm thường mở (NO) ở mạch điều khiển. Khi chưa ấn công tắc trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms. Và khi nhấn nút trên contactor, đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms. Như vậy, các cặp tiếp điểm vẫn hoạt động tốt.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “Cách Kiểm Tra Contactor Sống Hay Chết Bằng Đồng Hồ Vạn Năng”, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.
VIHATO là nhà phân phối thiết bị điện, chuyên cung cấp các loại thiết bị điện hiện đại, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá cả cạnh tranh.
Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm bạn có thể vào trang: Vihato.com. Website chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị điện công nghiệp tại Long Khánh, Đồng Nai. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0908 388 087 – 0328 109 139 hoặc Email: vihatogroup@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn tận tình nhanh nhất.